Các bản vẽ công trình thường sẽ có rất nhiều thông tin cùng các ký hiệu khác nhau, sẽ là một khó khăn nhất định cho những người mới lần đầu đọc. Dưới đây là thông tin về các ký hiệu trong bản vẽ xây dựng và cách đọc bản vẽ chi tiết nhất. Cùng I-Connect tìm hiểu ngay nào!

Các kí hiệu sử dụng trong bản vẽ xây dựng

Các ký hiệu trong bản vẽ xây dựng được chia thành nhiều nhóm khác nhau tương ứng với một nhóm hoặc một mảng kiến trúc được đề cập tới. Tổng cộng có đến hơn 100 ký hiệu khác nhau có thể xuất hiện trong các bản vẽ.

Bạn đang xem: Các ký hiệu trong bản vẽ kỹ thuật xây dựng

Kí hiệu về vật liệu trong bản vẽ xây dựng

Nhóm đầu tiên của các ký hiệu trong bản vẽ xây dựng nhà chính là ký hiệu vật liệu xây dựng. Nhóm này để chỉ đến các loại xây dựng được sử dụng tương ứng trong từng hạng mục thiết kế. Các ký hiệu vật liệu như sau:

*
Ký hiệu vật liệu trong bảng vẽ kỹ thuật

Các ký hiệu viết tắt dùng trong bản vẽ xây dựng

Các kí hiệu trong bản vẽ xây dựng thuộc nhóm này nhằm mục đích để người đọc hiểu được vật thể hoặc nội dung được thay thế để bản vẽ trở nên gọn gàng và khoa học hơn. Các ký hiệu viết tắt xuất hiện trong hầu hết các trang của bộ bản vẽ và dưới đây những ký hiệu thuộc nhóm này.

*
Các ký hiệu viết tắt trong bảng vẽ xây dựng

Kí hiệu bản vẽ đồ nội thất

Nhóm ký hiệu bản vẽ xây dựng khá quen thuộc và dễ nhìn, dễ hiểu chính là ký hiệu bản vẽ đồ nội thất. Nhóm này sẽ biểu thị toàn bộ các loại đồ dùng nội thất được chuẩn bị cho công trình của bạn, bao gồm bàn ghế, giường, tủ đồ… Chi tiết các ký hiệu nội thất như sau:

*
Ký hiệu đồ nội thất

Các ký hiệu trong bản vẽ xây dựng điện

Bảng vẽ điện là một trong những phần cực kỳ quan trọng trong các bản vẽ xây dựng. Các ký hiệu trong bản vẽ xây dựng này hiển thị chất liệu, loại dây sử dụng trong hệ thống, các mối nối cũng như các thiết bị điện liên quan khác. Một số ký hiệu chi tiết như sau:

*
Các ký hiệu điện trong bản vẽ

Các ký hiệu trong bản vẽ xây dựng nước

Các ký hiệu trong bản vẽ xây dựng dân dụng về hệ thống điện nước cũng không phải quá khó để đọc hiểu, bạn chỉ cần nhìn qua một hai lần là sẽ nhớ được các ký hiệu phổ biến. Một số ký hiệu trong nhóm này như sau:

*
Các ký hiệu trong bản vẽ xây dựng nước

Quy định về bản vẽ xây dựng

Ngoài các ký hiệu trong bản vẽ kỹ thuật xây dựng, còn rất nhiều những quy định khác về bản vẽ xây dựng để đảm bảo thông tin, tính rõ ràng cũng như tính khả thi trong thi công. 

Quy định về khung trong bản vẽ thiết kế

Khung bản vẽ được quy định vẽ bằng nét liền, đậm cách mép giấy 5 mm. Cạnh đóng ghim bản vẽ sẽ để cách mép 20 mm.

Khung tên của bản vẽ kỹ thuật được đặt dọc theo cạnh của khung bản vẽ. Đối với khổ giấy A4, khung tên bản vẽ được đặt theo cạnh ngắn, còn với các khổ giấy khác thì thường sẽ đặt theo cạnh dài. Trong một số trường hợp có lý riêng để đặt đứng khổ giấy thì khung tên sẽ được đặt theo cạnh ngắn.

Quy định về nét vẽ trong bản thiết kế

Quy định về nét vẽ sẽ được thống kê đầy đủ dưới bảng sau đây:

*
Quy định về nét vẽ sử dụng trong bản vẽ

Quy định về kích thước

Theo TCVN 2-74 quy định khổ giấy của những bản vẽ và những tài liệu khác quy định cho ngành công nghiệp và xây dựng như sau:

Khổ giấy được quy định bằng kích thước mép ngoài của bản vẽ
Khổ giấy sẽ bao gồm khổ chính và khổ phụ.Khổ chính có kích thước 1189 x 841, dung tích bằng 1m2 (khổ A0), còn những khổ phụ sẽ được chia ra từ khổ chính theo số chẵn lần.

Nguyên tắc đọc bản vẽ xây dựng

Bản vẽ xây dựng sẽ có rất nhiều chi tiết, bản vẽ nhỏ và các ký hiệu trong bản vẽ kỹ thuật xây dựng khác nhau nên có một số nguyên tắc sẽ giúp bạn đọc bản vẽ nhanh hơn.

Bản vẽ mặt bằng tổng thể là bản vẽ thiết kế dễ hiểu nhất, phản ánh diện tích tổng thể, số tầng cũng như các thông tin chung khác. Bản vẽ phối cảnh bên ngoài sẽ giúp bạn hình dung phong cách thiết kế nhà. Bản vẽ mặt đứng công trình giúp bạn hiểu được hình dáng và kiến trúc ngôi nhà.

*
Nguyên tắc đọc bản vẽ xây dựng

Sau khi đã hiểu về kiến trúc tổng thể, chúng ta sẽ đọc đến bản vẽ của từng tầng. Bước cuối cùng chính là đọc bản vẽ kết cấu. Đây là phần khá khó, đòi hỏi bạn phải hiểu được các thông số kỹ thuật như móng, cột, dầm, sàn, cầu thang, hệ thống bậc cửa…

Cách đọc bản vẽ xây dựng chi tiết và chuẩn xác nhất

Ngoài việc nắm bắt các ký hiệu trong bản vẽ kỹ thuật xây dựng, cách đọc bản vẽ sao cho đúng cũng là một điều tối quan trọng.

Đọc bản vẽ mặt bằng và nội thất công trình

Mặt bằng bao gồm mặt bằng công năng thể hiện cách bố trí các phòng, bố trí nội thất, cửa chính, cửa phụ,…Và mặt bằng tường xây chủ yếu là ghi các kích thước tường, cửa đi, cửa sổ … đê thi công.

Đọc bản vẽ các hình chiếu đứng

Đối với các công trình kiến trúc mặt đứng là hình chiếu thẳng góc, thể hiện hình dáng bên ngoài của ngôi nhà. Nó thể hiện tỷ lệ cân đối giữa kích thước chung và kích thước từng chi tiết ngôi nhà.

Đọc bản vẽ mặt cắt

Mặt cắt là mặt phẳng tưởng tượng thẳng đứng song song với các mặt hình chiếu cơ bản cắt qua không gian trống của ngôi nhà. Mặt cắt giúp bạn hình dung ra các phần không gian bên trong ngôi nhà mà nó cắt qua.

*
Nguyên tắc đọc bản vẽ xây dựng

Đọc bản vẽ phối cảnh

Bản vẽ phối cảnh là bản vẽ thể hiện những chi tiết về hình dáng, màu sắc thực và những canh quan xung quanh công trình sau khi hoàn thiện.

Đọc bản vẽ kết cấu

Bảng vẽ kết cấu sẽ là một phần khá khó để đọc với những người mới. Tại bản vẽ này bạn sẽ tìm thấy được chi tiết về các kết cấu xây dựng, chất liệu, số liệu chi tiết cũng như cách thức thi công.

Đọc bản vẽ móng

Cách đọc bản vẽ mặt cắt của móng băng

Trong bản vẽ mặt cắt móng băng sẽ mô tả cao độ của móng, của thân móng và phần vuốt móng lên và cổ móng. Chiều rộng móng cũng được vẽ chi tiết.

Cách đọc bản vẽ phần cổ móng chi tiết

Phần cổ móng thường xuất hiện trong móng băng nên sẽ được thể hiện trong công trình có móng băng, móng bè. Bản vẽ cổ móng sẽ thể hiện phần bẻ mỏ liên kết với đế móng, các cột và đai cột được thể hiện chi tiết.

Cách đọc bản vẽ mặt cắt của tường móng

Mặt cắt tường móng thể hiện phần xây từ móng trở lên hoặc từ dầm trở lên. Hình thức thi công cũng được thể hiện rõ trong bản vẽ.

Cách đọc bản vẽ mặt cắt của dầm chân thang

Bản vẽ này thể hiện phần đế của thang, sau khi làm móng xong thì sẽ bắt đầu làm thang. Bản vẽ sẽ thể hiện đầy đủ cách thức thi công từ chất liệu lót, loại gạch xây và sắt nào cùng số lượng và chiều dài của dầm.

Cách đọc bản vẽ móng đơn

Bản vẽ móng đơn sẽ thể hiện chiều rộng và dài của móng, số lượng các sắt cột và khoảng cách chi tiết các cột.

Kết Luận

Trên đây là các ký hiệu trong bản vẽ kỹ thuật xây dựng và các cách đọc bản vẽ hiện nay. Hy vọng I-Connect sẽ mang đến cho bạn những kiến thức bổ ích về các ký hiệu trong bản vẽ xây dựng dân dụng cũng như giúp bạn dễ dàng hơn để đọc hiểu các bản vẽ kỹ thuật phức tạp.

Bạn đang muốn đọc hiểu bản vẽ thiết kế nhà ở, công trình nhưng các ký hiệu viết tắt trong bản vẽ xây dựng khiến bạn gặp nhiều khó khăn. Không cần lo lắng, bài viết hôm nay chúng tôi sẽ giúp các bạn giải quyết khúc mắc này. Hãy chú ý theo dõi nhé.

1. Các ký hiệu viết tắt trong bản vẽ xây dựng

Để thiết kế được một bản vẽ xây dựng hay đơn giản là đọc hiểu nó, việc trước tiên mà bạn phải làm là nắm rõ các ký hiệu viết tắt. Đó là một tập hợp những ký hiệu, hình vẽ để quy ước về một cái gì đó. Nó được sử dụng chung trong lĩnh vực thiết kế xây dựng để có thể nhìn vào là hiểu ngay nội dung người vẽ muốn truyền tải. Các ký hiệu viết tắt trong bản vẽ xây dựng được chia làm 2 loại là ký hiệu vật liệu và ký hiệu đồ nội thất

1.1. Kí hiệu vật liệu

*

Các ký hiệu thuộc nhóm này sẽ dùng để ghi chú và thể hiện những loại vật liệu trong từng thành phần công trình. Bên triển khai thi công sẽ căn cứ vào những ký hiệu này để chọn và sử dụng vật liệu đúng với thiết kế nhất. Sau đây là những ký hiệu vật liệu phổ biến và thường xuyên xuất hiện trong các bản vẽ.

1.2. Kí hiệu đồ nội thất

*

Tương tự như vật liệu, nhóm ký hiệu này dùng để thay thế những món đồ nội thất như tivi, tủ lạnh, bàn ghế, cửa... Ngoài ra, nó cũng giúp mọi người hiểu được vị trí sắp xếp chúng như thế nào khi đi vào thực tế.

2. Quy định về bản vẽ xây dựng

Điều tiếp theo mà bạn cần nắm rõ là những quy định chung về một bản vẽ thiết kế xây dựng. Nó cũng là hệ thống quy ước chung, bắt buộc người trong ngành phải hiểu và làm theo.

2.1. Quy định về khung bản vẽ thiết kế

Một khung bản vẽ thiết kế tiêu chuẩn sẽ phải thỏa mãn những quy định sau:

Được vẽ trên mặt giấy chuyên dụng, có hình chữ nhật với các cạnh là nét liền đậm
Cách mép giấy sau khi xén là 5mm với khổ giấy A2, A3, A4; là 10mm với giấy A0 và A1

Để thuận tiện, khung của bản vẽ nằm ở góc bên phải của tờ giấy và gồm những thông tin sau:

Số thứ tự

Nội dung cần ghi

1

Tên chủ đầu tư

2

Tên công trình

3

Địa điểm

4 – 10

Đơn vị thiết kế, chữ ký, họ tên, đóng dấu, chức danh

11

Giai đoạn thực hiện

12

Hạng mục thực hiện

13

Tên bản vẽ

14

Tỷ lệ bản vẽ

15

Bản vẽ số

2.2. Quy định nét vẽ trong bản thiết kế

Mỗi một nét vẽ trong bản vẽ sẽ có ý nghĩa riêng của nó. Cùng với đó là mức độ ưu tiên trong bản vẽ đương nhiên sẽ khác nhau. Thứ tự cụ thể như sau:

Nét liền đậm (thể hiện những đường có thể nhìn thấy rõ)Nét đứt (thể hiện những cạnh khuất)Nét chấm gạch mảnh (giới hạn mặt phẳng cắt với 2 nét đậm tại 2 đầu)Nét chấm gạch mảnh (thể hiện đường tâm, trục đối xứng)Nét liền mảnh (thể hiện đường kích thước)…

2.3. Quy định về kích thước

Bản vẽ phải thể hiện được kích thước nên những quy định về điều này là vô cùng quan trọng. Nếu không rõ ràng, rất có thể bên thi công sẽ hiểu sai ý đồ mà bên thiết kế muốn truyền tải. Từ đó dẫn đến những hậu quả vô cùng nghiêm trọng. Những quy tắc cần tuân theo gồm:

Kích thước vật thể không phụ thuộc vào kích thước hình biểu diễn
Đơn vị đo kích thước chiều cao là m (mét), không ghi thêm đơn vị hay ký hiệu đơn vị sau số.Đơn vị đo kích thước chiều dài là mm
Đơn vị đo góc là độ, phút, giây…

Trong bản vẽ thiết kế xây dựng, phần kích thước có 3 thành phần chính là đường dóng, đường kích thước và số chỉ kích thước. Thường thì các kiến trúc sư sẽ tùy theo sự thuận tiện của mình mà thể hiện cái nào trước, cái nào sau. Nhưng với những người chuyên nghiệp, thứ tự thực hiện lần lượt là vẽ đường dóng, vẽ đường kích thước và cuối cùng là viết số chỉ kích thước.

3. Nguyên tắc đọc bản vẽ xây dựng

Chú ý bản thiết kế theo từng tầng. Chẳng hạn như bạn đang cầm một mẫu thiết kế nhà 3 tầng, trình tự đọc lần lượt là tầng một, tầng hai, tầng 3. Tiếp theo mới là xem chi tiết thiết kế của phòng khách, phòng thờ, phòng ngủ, phòng ăn, khu vệ sinh…Xem bản vẽ phối cảnh để có cái nhìn tổng quan công trình
Mặt cắt đứng thể hiện kiến trúc, hình dáng bên ngoài công trình
Chú ý đến các thông số kỹ thuật và kết cấu của dầm, móng, cột, cầu thang
Luôn chú ý xem lại kết cấu và các thông số kỹ thuật của bản vẽ dầm, sàn, cầu thang, móng, cột,...

4. Cách đọc bản vẽ xây dựng chính xác

Bản vẽ xây dựng được chia thành nhiều loại khác nhau. Nội dung phía trên chỉ là những quy định chung, áp dụng cho mọi bản vẽ. Sau đây, chúng tôi sẽ hướng dẫn mọi người đọc các loại bản vẽ cụ thể một cách dễ dàng nhất.

4.1. Đọc bản vẽ mặt bằng và nội thất

*

Bản vẽ quy hoạch tổng thể mặt bằng luôn là bản vẽ đầu tiên trong hồ sơ thiết kế. Trong đó, bản vẽ mặt bằng là hình cắt với các mặt phẳng tưởng tượng theo phương chiếu ngang và cách mặt sàn 1,5m. Ngoài ra, bản vẽ này cũng thể hiện rõ vị trí của các phòng cũng như sự bố trí của các món nội thất trong từng không gian.

Những chú ý về dãy kích thước trong bản vẽ mặt bằng:

Dãy kích thước nằm sát đường bao của mặt bằng là kích thước của mảng tường và lỗ cửa
Dãy kích thước thứ 2 là khoảng cách cột, trục tường…Dãy ngoài cùng là kích thước giữa các trục tường biên theo chiều ngang hoặc dọc căn nhà

Cách đọc bản vẽ thiết kế mặt bằng chuẩn nhất như sau:

Kích thước chiều rộng, chiều dài, thông thủy của mỗi phòng
Kích thước và vị trí của các lỗ cửa nằm ở trên tường hay vách ngăn của công trình
Chiều dày và kích thước của vách ngăn tường, mặt cắt các cột
Đơn vị đo diện tích các phòng là m2 nhưng không được phía sau. Thay vào đó, sử dụng nét gạch dưới để phân biệt với những kích thước khác
Bản vẽ mặt bằng sẽ thể hiện cách sắp xếp nội thất từng phòng
Bản vẽ mặt bằng cũng thể hiện vị trí cầu thang kèm theo chiều rộng và các đường gấp khúc

4.2. Đọc bản vẽ các hình chiếu đứng

*

Bản vẽ hình chiếu đứng là bản vẽ sử dụng một mặt phẳng cắt song song với mặt bằng hình chiếu đứng. Bản vẽ hình chiếu đứng thể hiện bố cục của công trình theo chiều ngang. Đồng thời nó cũng có công dụng giúp người xem hình dung một cách chân thực tính thẩm mỹ, vẻ đẹp hoa văn thiết kế. Chình vì vậy, bản vẽ này thường không có thông số kích thước.

4.3. Đọc bản vẽ mặt cắt

*

Bản vẽ mặt cắt là bản vẽ sử dụng 1 hoặc chiều mặt phẳng cắt theo phương thẳng đứng, song song với mặt phẳng hình cơ bản và cắt ngang qua không gian trống của căn nhà. Nếu mặt cắt bố trí theo chiều ngang là hình cắt ngang, nếu bố trí dọc theo chiều dài thì là hình cắt dọc.

Bản vẽ mặt cắt thể hiện được: Chiều cao công trình, chiều cao từng tầng, chiều cao chi tiết lỗ cửa, chiều cao cầu thang…

4.4. Đọc bản vẽ phối cảnh

*

Bản vẽ phối cảnh sẽ là tổng thể của căn nhà sát với thực tế nhất sau khi xây dựng. Với công nghệ hiện đại, các kiến trúc sư hoàn toàn có thể tạo ra những bản vẽ 3D vô cùng sống động, có màu sắc y hệt với công trình sau khi hoàn thiện.

4.5. Đọc bản vẽ kết cấu

*

Ngoài thể hiện kết cấu công trình, mặt bằng kết cấu giúp hình dung được số lượng nguyên vật liệu cần dùng. Các nét vẽ phổ biến trong bản vẽ kết cấu gồm:

Cốt chịu lực thể hiện bằng nét liền đậm (s đến 2s)Cốt đai, cốt phân bố thể hiện bằng nét liền đậm vừa (2s)Đường bao quanh cấu kiện thể hiện bằng nét liền mảnh (3s)Số lượng thép cần dùng là con số đứng trước ký hiệu φSố đứng trước chữ L chỉ chiều của thanh thép đã bao gồm đoạn uốn móc ở đầu
Chỉ cần thể hiện đầy đủ chiều dài, kích thước…của thanh thép xuất hiện lần đầu. Về sau, những thanh thép tương tự chỉ cần ghi theo ký hiệu

Khi đọc bản vẽ kết cấu cần chú ý những điểm sau:

Chú ý đến bố trí cốt thép trên hình chiếu chính. Qua đó, dựa vào số hiệu thanh thép trên mặt cắt để biết vị trí cốt thép và cách thức triển khai trong bảng thống kê.Mặt cắt cần được bố trí gần hình chiếu đứng và thể hiện rõ tỷ lệ của mặt cắt tương ứng. Bản vẽ kết cấu bê tông cốt thép thường được vẽ theo các tỷ lệ 1/20, 1/50 hoặc 1/100.

4.6. Đọc bản vẽ móng

Bản vẽ móng gồm 4 loại chính như sau:

Bản vẽ mặt cắt móng băng
Bản vẽ cổ móng chi tiết
Bản vẽ mặt cắt dầm chân thang
Bản vẽ móng đơn chi tiết4.6.1. Cách đọc bản vẽ mặt cắt móng băng

*

Bản vẽ thiết kế cho ta thấy được, chiều cao của móng là 600. Trong đó cổ móng cao 100, phần thân móng cao 250 và phần vuốt móng lên là 250. Chiều rộng móng là 1200.

Móng băng sử dụng 6 thanh thép phi 20. Trong đó, 3 thanh thép xếp phía dưới, 3 thanh thép chống ở lớp trên. Ở dưới là thép phi 12 đan với khoảng cách 200cm. Dưới cùng là lớp bằng gạch đổ bê tông mác 100.

4.6.2. Cách đọc bản vẽ cổ móng chi tiết

*

Phần cổ móng thường được thể hiện trong bản vẽ nhà sử dụng móng bè, móng. Điển hình như bản vẽ phía trên, chúng ta thấy được cổ móng bẻ mỏ liên kết với đế móng, giãn cách 200cm. Mỗi cổ cột bố trí 4 thanh thép phi 20 và đai cột bẻ bằng sắt phi 6, giãn cách 150cm.

4.6.3. Cách đọc bản vẽ mặt cắt dầm chân thang

*

Nhìn vào bản vẽ ví dụ trên đây, độc giả có thể thấy, móng lót sử dụng bê tông mác 100. Liên kết 2 thanh bên và 2 thanh dưới, mỗi thanh phi 16. Đai sắt dùng là loại đai sắt 6, giãn cách 15cm

4.6.4. Cách đọc bản vẽ móng đơn

*

Bản vẽ móng đơn được sử dụng để người xem hiểu rõ chiều dài chiều rộng của móng và nguyên vật liệu cấu tạo nên nó.

Xem thêm: Mạch chế tạo nguồn cấp đa năng từ nguồn atx máy tính, mạch chế nguồn đa năng từ nguồn atx máy tính xh

Hy vọng sau bài viết này, mọi người đã nắm vững các ký hiệu viết tắt trong bản vẽ xây dựng. Đừng quên chia sẻ những hữu ích này đến tất cả bạn bè của mình nhé. Hẹn gặp lại độc giả trong những bài viết khác chỉ có tại bất động sản huets.edu.vn.