Giá thịt trâu hiện giảm từ 20.000-30.000 đồng/kg so với trước đây, chỉ còn 280.000-310.000 đồng/kg tùy từng loại.
Được coi là nguồn thu nhập chính của nhiều gia đình nhưng giá bán trâu, bò đang xuống thấp, khiến người chăn nuôi, buôn bán đại gia súc gặp nhiều khó khăn.Trang trại của anh Thành Công (ở xã Ngô Quyền, Thanh Miện) có khoảng 200 con bò, trong đó gần 30 con bê, bò thịt đến kỳ tiêu thụ. Trong hàng chục năm chăn nuôi, chưa khi nào anh Công thấy việc tiêu thụ bê, bò thịt lại khó khăn như hiện nay. Theo anh Công, vào thời điểm này năm trước, 1 con bê 5 tháng tuổi có giá từ 20-23 triệu đồng thì hiện nay giảm chỉ còn 14-15 triệu đồng; bò cũng giảm 6-8 triệu đồng/con. Do chủ động được nguồn con giống, không phải đi mua nên trang trại lãi được chút ít, còn nếu tính các chi phí như nhân công chăn nuôi, chuồng trại, máy móc... thì chỉ hòa, thậm chí lỗ vốn.Chăn nuôi bò hơn chục năm nay, anh Nguyễn Quang Sỹ (ở xã Thanh Hải, Thanh Hà) cũng chưa bao giờ thấy giá bán bê, bò hơi lại thấp như hiện nay. Để có thêm thu nhập, anh Sỹ chấp nhận mổ thịt bán nhưng tiêu thụ cũng khá chậm. "Trước đây thịt 1 con bê hoặc con bò chỉ trong 1 ngày là bán hết nhưng năm nay phải để sang cả ngày hôm sau. Không chỉ các nhà hàng mà nhu cầu tiêu thụ của người dân cũng giảm rõ rệt", anh Sỹ nói.Nhà anh Sỹ hiện còn 8 con bê, bò cần bán mà anh vẫn chưa biết làm thế nào. Nếu bán cho thương lái thì gần như không được lãi, còn nếu để xẻ thịt tự bán thì không biết có tiêu thụ được không. Bao nhiêu công sức chăn nuôi dồn vào dịp Tết nhưng không được như mong muốn nên anh Sỹ khá buồn.
Bạn đang xem: Giá thịt bò hơi hiện nay
Một số người buôn bán thịt trâu ở huyện Ninh Giang cũng trong tình trạng tương tự. Không chỉ giá bán giảm mà việc tiêu thụ cũng chậm. Gia đình bà Đỗ Thị Thắm (ở thôn Vé, xã Đồng Tâm) có 2 quán bán thịt trâu. Những năm trước đây, trung bình mỗi tháng 2 cửa hàng tiêu thụ khoảng 20 con trâu nhưng hiện chỉ bán được hơn chục con. Giá thịt trâu cũng giảm từ 20.000-30.000 đồng/kg so với trước đây, hiện chỉ còn 280.000-310.000 đồng/kg tùy từng loại. Bà Thắm cho biết: "Không chỉ giá bán thịt thấp, khó tiêu thụ mà các phụ phẩm như da, lòng... cũng khó tiêu thụ. Trước đây phụ phẩm của trâu cũng bán được 4-5 triệu đồng/con thì nay giảm chỉ còn khoảng 2-3 triệu đồng. Với giá bán như vậy, thu nhập của chúng tôi giảm đáng kể".Theo nhiều người chăn nuôi, nguyên nhân giá trâu, bò giảm một phần do thời gian qua giá lợn, gà, cá... xuống thấp nên nhiều người đã chuyển sang đầu tư chăn nuôi trâu, bò. Nhiều thương lái nhập khẩu trâu, bò từ Lào, Campuchia, Thái Lan vào trong nước sau đó xuất sang Trung Quốc nhưng gặp nhiều khó khăn khiến trâu, bò bị tồn đọng. Ngoài ra, thịt bò từ Mỹ, Úc nhập khẩu vào nước ta khá nhiều, giá từ 180.000-240.000 đồng/kg tùy từng loại, rẻ hơn từ 20.000-30.000 đồng/kg so với giá thịt bò trong nước. "Với giá bán như vậy, người tiêu dùng sẽ chọn mua những loại thịt này. Để cạnh tranh được với thịt bò nhập khẩu, chúng tôi buộc phải bán giá thấp hơn", bà Thắm cho biết thêm.So với những vật nuôi khác, nuôi trâu, bò cần nguồn vốn khá lớn. Một con bò sinh sản có giá từ 35-40 triệu đồng, nếu chăn nuôi quy mô lớn cần đầu tư hệ thống chuồng trại, bãi cỏ... lên đến cả tỷ đồng. Vì thế, người chăn nuôi trâu, bò trong tỉnh mong muốn Nhà nước có cơ chế hạn chế nhập khẩu thịt bò, kiểm soát chặt chẽ việc nhập lậu thịt qua đường tiểu ngạch để bảo hộ việc chăn nuôi trong nước. Có cơ chế hỗ trợ về lãi suất tại các ngân hàng cho người vay vốn đầu tư vào chăn nuôi để vượt qua khó khăn.Theo đánh giá của ông Nguyễn Ngọc Thái, Giám đốc Trung tâm Tư vấn, bồi dưỡng và phát triển khoa học công nghệ (Liên hiệp Các hội khoa học và kỹ thuật tỉnh), đây là thời điểm người chăn nuôi trâu, bò gặp nhiều khó khăn. Để chăn nuôi hiệu quả, Nhà nước cần có định hướng rõ ràng, đưa thông tin thị trường tới người chăn nuôi. Người chăn nuôi cũng cần tìm hiểu rõ thị trường, không nên đầu tư ồ ạt tránh tình trạng cung vượt quá cầu như hiện nay.
Giá thịt bò thành phẩm ở các chợ dân sinh hiện ở mức từ 120.000 – 250.000 đồng tuỳ loại. Trong khi đó, giá bò hơi giảm sâu, chỉ còn 60.000 – 70.000 đồng/kg. Nghịch lý này đang “làm khó” cả người chăn nuôi lẫn người tiêu dùng trên địa bàn Hà Tĩnh.
Hộ chăn nuôi "tiến thoái lưỡng nan"
Chăn nuôi bò vỗ béo từ 10 năm nay nhưng chưa năm nào, gia đình anh Phạm Bá Quỳnh (xã Cẩm Lạc, Cẩm Xuyên) lại gặp khó khăn như thời điểm này.
Nhiều tháng nay, giá bò hơi giảm mạnh khiến anh Quỳnh “tiến thoái lưỡng nan”, bò quá thời gian xuất chuồng nhưng gia đình chưa dám bán vì giá giảm xuống quá thấp.

Giá bò hơi hiện ở mức 60.000 - 70.000 đồng/kg, thấp nhất trong vòng 5 năm trở lại đây
Anh Phạm Bá Quỳnh chia sẻ: “Đầu năm 2022, tôi thả nuôi 16 con bò thịt, lẽ sau 4 tháng nuôi đã đến kỳ xuất bán nhưng giá giảm mạnh quá nên mấy tháng nay gia đình phải nuôi cầm chừng, tốn kém rất nhiều chi phí. Nếu như năm trước, mỗi con bò bán ra được từ 20 – 24 triệu đồng thì hiện giờ bán chỉ được 10 – 12 triệu đồng, chỉ đủ bù tiền mua con giống ban đầu”.
Theo ghi nhận của phóng viên, trước tháng 11/2021, giá bò hơi đang ở mức 110.000 - 120.000 đồng/kg nhưng từ cuối năm 2021, giá bò hơi đã giảm xuống 90.000 đồng rồi 80.000 đồng và đến thời điểm hiện tại chỉ còn 60.000 – 70.000 đồng/kg. Giá bò hơi hiện đang “chạm đáy”, thấp nhất trong vòng 5 năm qua và giảm so với thời điểm trước Tết Nguyên đán 2022 gần một nửa.

Bà Đặng Thị Huệ (bên phải) đang đối mặt tình trạng thua lỗ do giá bò hơi giảm sâu
Bà Đặng Thị Huệ (xã Ngọc Sơn, Thạch Hà) lo lắng: “Thời điểm này giá thức ăn chăn nuôi cao, giá bán trâu bò thì thấp nên gia đình đối mặt với tình trạng thua lỗ nặng. Hiện tại, bán cũng lỗ, nuôi cũng lỗ nên gia đình tôi không dám tái đàn. Giá giảm mạnh nhưng giá thịt bò ở chợ vẫn cao nên có những thời điểm, gia đình giết mổ, bán cho người dân trong thôn để gỡ gạc”.
Theo thống kê của Chi cục Chăn nuôi và Thú y Hà Tĩnh, thời điểm hiện tại, tổng đàn trâu bò trên địa bàn Hà Tĩnh hiện có hơn 230.000 con, là nguồn thu nhập ổn định cho hàng ngàn người dân Hà Tĩnh từ nhiều năm nay. Tuy nhiên, nhiều tháng nay, do thị trường xuất khẩu trâu bò gặp khó khăn nên giá bán trâu bò giảm sâu, làm ảnh hưởng không nhỏ đến người chăn nuôi. Trước thực trạng tiêu thụ khó khăn như hiện nay, các ngành, địa phương trên toàn tỉnh đã tuyên tuyền người dân tiếp tục theo dõi diễn biến giá thị trường, duy trì tổng đàn hiện có.

Người chăn nuôi Hà Tĩnh phải tăng cường sử dụng các sản phẩm nông nghiệp để duy trì tổng đàn, giảm chi phí đầu tư
“Địa phương khuyến khích người chăn nuôi nông hộ sử dụng các sản phẩm nông nghiệp để duy trì tổng đàn, giảm chi phí đầu tư; khuyến khích bà con tận dụng diện tích trong vườn để trồng cỏ nuôi bò; thay đổi khẩu phần ăn, ủ chua phụ phẩm nông nghiệp làm thức ăn, thành lập các tổ hợp tác, liên kết để tiêu thụ sản phẩm, tránh bị ép giá; đặc biệt là tập trung phòng trừ dịch bệnh trên đàn trâu bò, hạn chế thiệt hại kép xảy ra” – Phó Trưởng phòng NN&PTNT huyện Cẩm Xuyên Đặng Thị Ngọc cho hay.
Giá thịt thành phẩm vẫn “neo cao”
Trong khi giá bò hơi giảm mạnh khiến người chăn nuôi thua lỗ nặng thì hiện tại, thịt bò ở chợ vẫn ở mức cao.
Theo ghi nhận tại các chợ truyền thống trên địa bàn Hà Tĩnh, giá thịt bò dao động ở mức từ 120.000 – 250.000/kg tuỳ loại.
Cụ thể, thịt bò loại 3, sườn bò, tim bò… có giá từ 120.000 – 150.000 đồng/kg; thịt bò loại 1, bắp bò… có giá từ 220.000 – 250.000 đồng/kg.

Tiểu thương kinh doanh thịt bò tại chợ Bình Hương, TP Hà Tĩnh
Riêng ở siêu thị và các cửa hàng thực phẩm sạch, giá thịt bò ở mức 220.000 - 280.000 đồng/kg. Mức giá thịt bò ở các chợ, siêu thị và cửa hàng thực phẩm sạch vẫn giữ nguyên như khi giá bò hơi ở mức 120.000 đồng/kg.
Bà Nguyễn Thị Hiếu – tiểu thương kinh doanh thịt bò ở chợ Bình Hương, TP Hà Tĩnh phân trần: “Hiện giá bò hơi giảm song các chi phí khác từ tiền vận chuyển, nhân công, chi phí giết mổ đều tăng gấp rưỡi, thậm chí gấp đôi so với cùng kỳ năm ngoái. Do đó, các chi phí này khi tính vào giá thịt thương phẩm sẽ đẩy giá lên cao”.
Với nghịch lý giá thịt bò từ chuồng ra chợ như hiện nay thì không chỉ người chăn nuôi mà người tiêu dùng cũng đang phải chịu thiệt, còn thương lái thì thu lợi nhuận cao.
Trước nghịch lý này, nhiều hộ chăn nuôi trên địa bàn Hà Tĩnh đã tính đến phương án làm đơn xin được giết mổ gia súc để bán lẻ thịt tại chợ; ở nhiều địa phương, người dân hùn nhau mua trâu, bò để “đụng thịt”. Thiết nghĩ, đã đến lúc ngành nông nghiệp, ngành công thương cùng các cơ quan chức năng phải phối hợp, vào cuộc tổ chức lại thị trường, đặc biệt là các kênh phân phối, lưu thông đối với sản phẩm thịt bò nhằm khắc phục nghịch lý về giá nói trên.
Xem thêm: Tổng Hợp 13 Các Món Làm Từ Thịt Gà Đơn Giản Cho Bữa Ăn Gia Đình
Việc làm này không chỉ đem lại lợi ích cho người nông dân, người tiêu dùng mà còn góp phần xây dựng ngành chăn nuôi phát triển bền vững.