Hiện nay, nuôi chó thịt đang trở thành một công việc được một số hộ nông dân lựa chọn. Thực tế chứng minh, họ đã lựa chọn đúng.
Bạn đang xem: Trại nuôi chó lấy thịt
NGHỀ NUÔI CHÓ THỊT
Hiện nay, với tình trạng cúm gà xẩy ra liên miên, lợn “tai xanh” hoành hành, trâu, bò lở mồm long móng, dê, cừu lao đao vì dịch... thì con chó có vẻ vẫn bình yên vô sự và nhiều người vẫn yên chí thưởng thức món khoái khẩu chế biến từ thịt chó vào những ngày cuối tháng.

Chó là vật nuôi quen thuộc, lâu đời, đến bất cứ vùng nào, dù miền núi hay miền biển, dù thành phố hay nông thôn ta đều bắt gặp những con chó được nuôi trông nhà, nuôi cho vui, nuôi làm cảnh, nuôi lấy thịt, bán giống... đến nuôi chó nghiệp vụ, nhưng loài vật nuôi hết đỗi quen thuộc này chưa được thống kê, quản lý giống, chỉ đạo sản xuất, định hướng phát triển,... như các loại vật nuôi bình thường khác. Dù vậy, nghề nuôi chó vẫn lặng lẽ phát triển.
Nhìn hàng loạt các nhà hàng, quán đặc sản chuyên thịt chó mọc ở khắp nơi đã đủ biết nhu cầu tiêu thụ và khả năng cung ứng mặt hàng này thế nào. Rủ nhau đi thưởng thức các món thịt chó thơm phức chẳng hề gặp phải khó khăn nào, thậm chí ở các quán cơm bình dân cũng có. Hiện nay, những miếng thịt chó – ưng ý nhất với giá cũng chỉ ngang với giá thịt lợn ngon mà thôi (khoảng 60.000 – 80.000 đồng/kg). Thịt chó giờ đây được bày bán nhiều như những loại thịt khác, khá thông dụng và là một trong những món ăn ưa thích của người Việt.
Thịt chó là món ăn giàu đạm, thơm ngon, ít mỡ, dễ chế biến và còn gắn với cả tục truyền miệng “giải đen” nữa nên có sức tiêu thụ khá mạnh, nhu cầu tăng cao nên các nguồn cung cũng đủ động lực phát triển. Đây là điều then chốt cho nghề nuôi chó phát triển.
Mỗi con chó giống chỉ khoảng 80.000 đồng/con, nuôi với chế độ ăn đơn giản (ăn cám, thức ăn thừa) trong 6 tháng là có thể bán thịt với giá thịt hơi khoảng 40.000 đồng/kg, mỗi con trung bình nặng 10 – 20kg tức mỗi con người nuôi thu về khoảng 480.000 đồng/kg, trừ tiền giống, thức ăn thuốc thú y thì mỗi con cũng cho chủ thu lãi 150.000 – 200.000 đồng/con mà không phải lo đồng cỏ chăn thả, kỹ thuật đơn giản, chuồng trại thô sơ, chó lại chịu thâm canh nuôi nhốt nên tiết kiệm diện tích, ít dịch bệnh, đầu ra luôn hút hàng.
Nuôi chó thịt không hề xa lạ với người nông dân, thậm chí chó còn đi vào thơ ca, bức hoạ... gắn liền với đời sống văn hoá, ẩm thực, sản xuất của nhân dân. Tuy nhiên, hiện nay nuôi chó vẫn còn vẫn còn mang tính chất nhỏ lẻ, chủ yếu là mỗi hộ gia đình nuôi vài ba con để làm cảnh, giữ nhà... rồi khi lớn thì bán thịt. Chứ chưa xuất hiện nhiều mô hình nuôi chó với quy mô lớn.
Vậy nên hiệu quả kinh tế vẫn chưa cao và chưa kiểm soát được tình trạng dịch bệnh. Thịt chó hiện nay phần lớn là thu mua từ các hộ nông dân mà chưa có một cơ sở nào chính thức cung cấp thịt chó an toàn, đảm bảo chất lượng. Nghề nuôi chó cần được nhân rộng và phát triển thành quy mô lớn để đáp ứng cả về số lượng và chất lượng cho nhu cầu ngày càng cao của người tiêu dùng, vừa đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm. Đồng thời đây cũng là hướng đi mới cho sự phát triển kinh tế, “làm giàu từ nghề nuôi chó thịt”.

Nuôi chó là nghề làm kinh tế đầy tiềm năng ở nước ta, nhưng chúng ta vẫn còn thấy ngại ngùng bởi đây là một nghề tiềm ẩn một số rủi ro cho sức khỏe của người chăn nuôi và người tiêu dùng. Tuy nhiên nếu có sự quản lý và phòng trừ dịch bệnh một cách nghiêm túc thì sẽ kiểm soát được dịch bệnh và phát huy được lợi thế có thể làm giàu từ nghề nuôi chó.
KỸ THUẬT NUÔI CHÓ THỊT
Bài 1. Kỹ thuật nuôi chó đực giống
Người ta thường nói “Đực tốt thì tốt cả đàn” còn “Cái tốt chỉ tốt một ổ”.Nếu chăn nuôi đúng phương pháp, cho chó đực phối giống đúng khoa học, thì một chó đực một năm có thể cho nhảy được 12 - 15 chó cái (thường lần nhảy trước và lần nhảy sau cách nhau 7 - 10 ngày).Nếu chó cái được nhảy đực thụ thai, mỗi lứa trung bình đẻ ra 4 - 7 chó con, thì mỗi năm một đực giống có thể cho ra đàn con là 50 - 60 chó con.Chó đực giống tốt, khi phối giống sẽ cho ra đàn con tốt, cho nên việc chọn đực giống rất quan trọng.Muốn chọn con đực tốt, theo yêu cầu chó cảnh cần phải tìm hiểu, theo dõi các mặt về phẩm chất giống như sau :1. Nghiên cứu hệ phảNhằm tìm ra nguồn gốc giống, ta sẽ nắm được bố và mẹ thuộc giống gì, phẩm chất tốt hay xấu, có đạt mục đích sử dụng theo hướng nào ?2. Chọn lọc theo chỉ số chọn lọcChọn lọc đực giống theo các chỉ số giống ta cần là chọn lọc theo dõi từng con.Theo dõi quá trình sinh trưởng phát dục của chó từ nhỏ đến lớn. Cần theo dõi các chỉ tiêu : ngoại hình cân đối, màu lông, hình dáng đẹp, lanh lợi, khỏe mạnh, mắt tinh, tai thính, mũi thính, thân hình chắc.Đặc biệt cơ quan sinh dục phải đảm bảo tốt, hai dịch hoàn (hòn cà) to đều, gọn, dương vật phát triển đều. Có phản xạ sinh dục hăng hái. Khi đến tuổi trưởng thành hăng hái nhảy giống.
3. Theo dõi đời sauNhận xét đời sau (khả năng nhảy của đàn con, đàn con sinh ra sự phát triển) có theo dõi chặt chẽ đời sau mới đánh giá chính xác con giống.

1. Chọn giốngChọn lọc theo phương pháp nghiên cứu họ phả, nghĩa là chọn chó bố mẹ làm giống phải tốt, đạt các tiêu chuẩn thể chất, ngoại hình theo ý muốn của người nuôi.Muốn có chó đạt các chỉ tiêu thể chất và ngoại hình như thế nào, thì phải chọn chó bố mẹ có chỉ tiêu thể chất, ngoại hình như vậy.


Thời gian mang thai trung bình của chó là 60 - 62 ngày, có thể sớm hơn hoặc kéo dài đến 65 ngày. Việc nuôi chó cái đúng đắn, với đầy đủ chất dinh dưỡng có ý nghĩa to lớn. Trong nửa thời kỳ đầu mang thai cho chó ăn mỗi ngày 3 bữa, thời kỳ sau mỗi ngày 4 bữa, nhưng mỗi bữa giảm khối lượng (vẫn đảm bảo chất lượng).
4. Đẻ con
Bài 3. Kỹ thuật nuôi chó con đang bú sữa
Sau khi ra khỏi bụng mẹ, chó con bắt đầu phải chịu đựng : nhiệt độ, ôn độ, ẩm độ và điều kiện dinh dưỡng hoàn toàn mới lạ là việc bú sữa mẹ, cơ quan tiêu hóa chính thức hoạt động.Việc nuôi dưỡng chó con tuân theo một số giai đoạn với những biện pháp kỹ thuật hết sức khoa học, nhằm hướng tới đích là: chó khỏe mạnh, phát triển tốt.



Bài 4. Kỹ thuật nuôi chó con sau cai sữa
Căn cứ vào đặc điểm sinh lý tiết sữa của chó mẹ và sự phát triển của chó con, việc cai sữa chó con là cần thiết. Chó mẹ sau khi sinh được 30 ngày trở lên lượng sữa cạn dần, không đủ cung cấp cho chó con, trong khi đó nhu cầu chất dinh dưỡng cho chó con ngày một tăng. Nếu chó mẹ sinh lần đầu lượng sữa càng ít, và tốc độ cạn sữa càng sớm, lúc này nên cho chó con ăn thêm cháo sữa từ lúc 5 ngày tuổi và từ 15 - 21 ngày tuổi. Việc cho ăn thêm cháo sữa có thịt băm là cần thiết và hợp lý.Cai sữa chó con tiến hành dần dần trong khoảng 5 - 6 ngày, trong 2 ngày đầu tách mẹ khỏi chó con khoảng 2 giờ. Sau đó thời gian tách dài hơn khoảng 4 - 6 giờ, tiếp theo tách cả ngày, chỉ cho mẹ gặp con vào buổi tối.

Bài 5. Sự khác nhau về sinh lý dinh dưỡng giống chó to, nhỏ.
Tùy theo sở thích mà mỗi chúng ta nuôi các giống chó có kích cỡ to nhỏ khác nhau, chúng cũng khác nhau về đặc điểm sinh lý và nhu cầu nuôi dưỡng, chăm sóc. Các kiến thức cơ bản dưới đây về dinh dưỡng giúp các bạn có cơ sở khoa học để chăm sóc tốt cún cưng của mình.1. Kích thước ống tiêu hóa
Giống chó nhỏ bộ máy tiêu hóa chiếm 7% trọng lượng cơ thể, gấp hơn hai lần các giống chó to chỉ chiếm 2,7%. Như vậy với giống chó to lượng thức ăn cho một bữa ít hơn ( so với trọng lượng cơ thể) lượng thức ăn của các giống chó nhỏ, nhưng độ đậm đặc về chất cung cấp ca-lo ( năng lượng ) lại phải cao hơn thức ăn cho các giống chó nhỏ.2. Sự trưởng thành
Các giống chó nhỏ phát triển tới độ trưởng thành ở 8 tháng tuổi, trong khi đó các giống chó to tới 24 tháng mới hết độ lớn. Do vậy nhu cầu dinh dưỡng các giống chó nhỏ cần đáp ứng đủ với tốc độ trưởng thành nhanh của cơ thể, trong khi đó thức ăn nuôi các giống chó to cần phù hợp, điều độ với sự phát triển "dài hơi" hơn.
3. Nhu cầu năng lượng
Các giống chó nhỏ có nhu cầu tiêu tốn năng lượng gần gấp hai lần các giống chó to, do vậy thức ăn của chúng cần giầu protein, béo và khoáng chất hơn.
4. Tuổi thọ
Tuổi thọ trung bình các giống chó nhỏ là 14 năm, trong khi đó các giống chó lớn chỉ 8 năm. Nhu cầu dinh dưỡng phù hợp cho tuổi "già" của giống chó lớn sớm hơn các giống chó nhỏ.
Chó không chỉ là vật nuôi trông nhà mà nhiều nơi còn xem là một con vật đưa lại thu nhập cao cho gia đình. Ngoài buôn bán chó cảnh thì chó thịt cũng chở thành một xu hướng kinh doanh khá ổn. Bởi vì chó khá dễ nuôi mà thức ăn cho chó thịt không khó kiếm. Nếu bạn đang muốn tham khảo mô hình này thì bài viết dưới đây là dành cho bạn.
Thịt chó có nhiều chất dinh dưỡng không?Theo nghiên cứu thịt chó mang lại nhiều nguồn dinh dưỡng cho con người như Protein, lipid, canxi, sắt… Chính vì vậy nguồn chất dinh dưỡng dồi dào nên thịt chó đã trở thành thực phẩm, món ăn khoái khẩu ở nước ta và một quốc gia trên thế giới như Trung Quốc, Hàn Quốc.

Những khó khăn trong chăn nuôi chó thịt
Nuôi chó kinh doanh để có hiệu quả thì phải nuôi số lượng nhiều hơn, không còn giống như nuôi làm thú cảnh hay trông nhà. Chăn nuôi kinh doanh giết thịt làm thực phẩm cần phải có con chó béo tốt, vì vậy không còn thể tận dụng được thực phẩm trong giai đình, như cơm thừa canh cặn. Vì vậy cần phải có sự chuẩn bị trước khi vào nuôi, để tránh những phiền toái của nghề mang lại.
Chó thích đùa giỡn, kêu, phá phách. Chăn nuôi chó phải nhốt theo cá thể sẽ tốt hơn.
Thức ăn cho chó phải đảm bảo đầy đủ chất dinh dưỡng để chó có thịt, và có cân. Chó là loại ăn tạp nhưng rất khó lên cân.
Chăn nuôi chótiềm ẩn nhiều nguy hiểm cho con người, đặc biệt nó là bệnh dại. Cần phải tiêm phòng bệnh dại theo đúng định kỳ.
Chó cũng là động vật sống bẩn vì vậy thức ăn dư, phân, nước tiểu gây ô nhiễm môi trường. Phải làm vệ sinh thường xuyên giảm mùi ô nhiễm và sạch sẽ mới bán được chó.
Thức ăn cho chó
Chó là động vật ăn tạp thức ăn cho chó rất đơn giản và có nhất nhiều nguồn như dưới đây:
Nguồn thứ nhất: Thực phẩm dư tại các nhà nhà hàng, khách sạn, bếp ăn công nghiệp của các công ty. Nguồn thứ hai: nội tạng như: ruột, lòng mề .. những cái bỏ đi của cơ sở giết mổ gia súc, gia cầm.
Nguồn thứ ba: Thức ăn chăn nuôi như cám riêng cho chó, cám lợn
Nguồn thứ 4: Con giống không đủ tiêu chuẩn làm giống đưa thị trường giống, nguồn này ở những cơ sở ấp nở giống gia cầm.
Khi chăn nuôi chó tận dụng thức ăn dư thừa hay còn gọi nước rác của các nhà hàng, khách sạn, bếp ăn công nghiệp cần lưu ý những vấn đề sau:
Xương quá to phải được can thiệp không gây hóc chó, nhất là cho nhỡ, chó con.
Nước rửa bát phải được loại trừ không nên có, vì chúng gây tiêu chayrm ngộ độc chết chó.
Túi nilong phải được loại bỏ.
Nếu tận dụng nguồn nội tạng, con giống chết, loại bỏ đi cần kết hợp với các loại cám gạo, ngô được nấu giúp chó béo hơn, an toàn cho đường tiêu hóa.
Nguồn thức ăn kết hợp sẽ phù hợp nhất với mô hình nuôi chó công nghiệp. Nuôi chó tận dụng thức ăn dư thừa cộng với cám lợn mang lại hiệu quả cao. Vừa tận dụng được những phụ phẩm, đồng thời trong cám lợn có đầy đủ ly zin và các axit amin thiết yếu giúp chó tích lũy thịt. Thức ăn chăn nuôi lợn phù hợp với tất cả các giai đoạn của chó, giải phóng bớt sức lao động. Sử dụng thức ăn chăn nuôi sẽ mang lại hiệu quả cao hơn trong nuôi chó trang trại.

Chuồng trại chăn nuôi chó
Tận dụng khu chuồng trại nuôi lợn, nuôi gà, bờ ao xa nhà ở. Làm cũi bằng gỗ hoặc kim loại đều sử dụng được. Làm cũi chó cần lưu ý như sau: tiện cho chăm sóc, và vệ sinh. Khu cho chó ăn có máng để tiện cung cấp thức ăn, nước uống. Cũi cần để cao hơn mặt sàn từ 30 đến 50cm để tiện rửa nền. Vật liệu làm cũi bằng kim loại chọn loại ít rỉ sét, hoặc phải sơn chống rỉ không rất nhanh hỏng. Khu để cũi cần phải thoáng mát về mùa hè. Sàn cũi cần có lỗ thoát chất thải, không lên để quá lớn cũng như quá nhỏ.
Kỹ thuật thú y khi chăn nuôi chó
Tiêm vaccin dại khi mua chó về
Kiểm tra sức khỏe của chó thường xuyên, đặc biệt bệnh trên lông. Bệnh ghẻ, lường ve dận thường xuyên xảy ra và lây lan nhanh.
Chọn giống chó
Giống chó ngày một đa dạng do chó được nuôi để làm thú cưng, trông nhà nhiều. Chó giống lai rất nhiều loại giống với nhau, chọn giống vừa phải, chân tay, đầu nhỏ để nuôi chó thịt thương phẩm thị trường ưa chuộng hơn.
Để phát triển mô hình nuôi chó theo quy mô trang trại cần phải gây đàn chó cái để đảm bảo nguồn giống, cũng như tiêu chuẩn giống. Chó cái cần chăm sóc, và cho ăn cân đối để đảm bảo có đàn con khỏe mạnh, đồng đều.

Chăn nuôi trang trại chó có mặt hạn chế sau
Chó gây ồn ào ảnh hưởng đến nhà hàng xóm.
Xem thêm: Hiệu suất là gì? công thức tính hiệu suất phản ứng hóa học cách để tính hiệu suất phản ứng hóa học
Chó thường nuôi để làm thú cưng hoặc trông nhà rất gần gũi với con người, đôi khi xã hội lên án hành động giết thịt của một số người nuôi chó.